Tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho ngời lái xe được hiểu là việc cung cấp các kiến thức cơ bản nhằm phục vụ hoạt động vân tải cũng như để đảm bảo việc tham gia giao thông an toàn dành cho những người lái xe. Pháp luật đã có những quy định rõ ràng về vấn đề này. Cụ thể tại các văn bản pháp luật:

Thứ nhất; văn bản pháp luật quy định về giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải: giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải được quy định cụ thể tại thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/ 5 / 2020 “quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ”. Mẫu giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ được quy định cụ thể tại phụ lục nghị định số 03 ban hành kèm theo thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng bộ Giao Thông vận tải.

Thứ hai;  nội dung tập huấn được quy định tại quyết định số 1900/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 10 năm 2020: “Quyết định ban hành chương trình khung, tài liệu tập huấn nghiệp vụ vận tải an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải” của bộ trưởng bộ Giao thông vận tải, bao gồm: 04 bài học:

Bài 1 Cơ bản về ngành vận tải ô tô Việt Nam và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh vận tải;

Bài 2 Bồi dưỡng nghiệp vụ cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để nâng cao chất lượng phục vụ vận tải và đảm bảo an toàn giao thông;

Bài 3 Rèn luyện nâng cao đạo đức nghề nghiệp của lái xe kinh doanh vận tả và nhân viên phục vụ trên xe;

Bài 4 Trách nhiệm của tổ chức,cá nhân trong quản lý, sử dụng người lái xe kinh doanh vận tải, nhân viên phục vụ trên xe”. Sau khi hoàn thành chương trinh cơ quan chủ quản sẽ thực hiện kiểm tra nếu học viên đạt điều kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

2. Quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận tập huấn nghiệp lái xe kinh doanh vận tải 

Thứ nhất; về đối tượng áp dụng. Đối tượng được áp dụng ở đây là: người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phục vụ tại cơ sở kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô. Người lái xe ở đây có thể được hiểu là những người trực tiếp vận hành xe,phương tiện, đã có đủ giấy phép lái xe và các điều kiện khác để vận hành phương tiện theo quy định của pháp luật

Thứ hai; Cơ quan, đơn vị tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải: Căn cứ theo quy định tại thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định:

Về cơ quan, đơn vị tổ chức tập huấn giấy chứng nhận tập huấn :

+ Đơn vị kinh doanh vận tải được tổ chức hoặc phối hợp với hiệp hội vận tải ô tô địa phương hoặc cơ sở đào tạo lái xe để tổ chức tập huấn cho lái xe kinh doanh vận tải và nhân viên trên xe 

+ Sở giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô địa phương (nếu có) tổ chức tập huấn cho người điều hành vận tải của các đơn vị kinh doanh vận tải thuộc địa phương

Về cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận: Theo quy định của pháp luật: Đơn vị tổ chức tập huấn cấp Giấy chứng nhận đối với người đã hoàn thành tập huấn, lưu hồ sơ tập huán và kết quả tập huấn tối thiểu 03 năm. Như vậy theo quy định của pháp luật tổ chức, đơn vị tổ chức lớp tập huấn là cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận và thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó là người ký giấy chứng nhận.

Thứ ba; Về thời điểm tập huấn và nội dung tập huấn:

Đối với thời điểm tập huấn: Theo quy định tại thông tư 12/2020/TT-BGTVT thời điểm tập huấn là trước khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải, định kì kông quá 03 năm kể từ lần tập huấn trước đó.

3.Quy định của pháp luật về xử phạt khi không có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ xe lái xe kinh doanh vận tải

Căn cứ theo quy đinh tại nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về mức phạt đối với trường hợp không có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ như sau:  Tổ chức kinh doanh có thể bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi có hành vi sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô mà không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông theo quy định (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định ái xe, nhân viên dịch vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ). Ngoài ra đối với cá nhân khi thực hiện hành vi trên sẽ bị xử phạt 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ và khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe.

Như vậy trong trường hợp tài xế xe khách của công ty không có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ thì mức phạt đối với doanh nghiệp là 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và đối với cá nhân là 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Trên đây là thông tin quy định về chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ vận tải của lái xe mà Hợp Tác Xã Phù Đổng thông tin đến bạn. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ bạn sẽ có thêm kinh nghiệm hữu ích.

Bạn cần hỗ trợ cấp Chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ lái xe, mời liên hệ

Hợp Tác Xã Phù Đổng
Add: Tòa C3- Làng Quốc tế Thăng Long, P Dịch Vọng, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Hotline: 0707.909.555 / 024.32.59.59.59